Đảo Yến Cù Lao Chàm

Đảo Yến Cù Lao Chàm Hội An

Đảo Yến trên Cù Lao Chàm. Cù Lao Chàm được xem như là vương Quốc của Chim Yến. Nguời ta đã quá quen thuộc với câu nói Khánh Hòa là xứ trầm biển yến, nhưng còn có một nơi khác nữa của miền Trung là nơi tập trung sinh sống rất nhiều loài chim này, đó là Cù Lao Chàm – Quảng Nam. Cù lao Chàm là nơi duy nhất của tỉnh Quảng Nam có loài chim Yến hàng – Collocalia Fuciphaga Genmaini Oustalet, thuộc phân giống Yến hông xám (Swiftlets), giống Collocalia, họ Apodidac, bộ Yến Apdiformes. Chim Yến có vóc dáng chỉ nhỏ bằng chim sẻ, hông và bụng màu xám, toàn thân nâu đen; cánh dài (115-125mm), vút nhọn, bay rất khoẻ, đuôi ngắn, chẻ đôi; mỏ ngắn, dẹp, có thể há rất rộng.

Hàng năm, vào cuối tháng 11 âm lịch, yến bắt đầu làm tổ theo một cách rất độc đáo: yến nhả nước bọt thành những dãi trắng lên những vách đá cheo leo của các hang động trên đảo. Dãi yến mới nhả ra có màu trắng phớt hồng, gặp gió quánh lại, chuyển thành màu trắng đục.

Tổ chim yến thường được gọi là yến sào hay tai yến. Yến đẻ trứng, ấp trứng và nuôi cho đến khi chim con đủ sức tự bay đi kiếm mồi. Tổ yến có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, chiếm từ 36-52% protein và là một nguồn dược liệu rất quý. Tổ yến giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ khí huyết, tráng dương, ổn định thần kinh, chống lão hoá, làm đẹp nước da và có thể ngăn ngừa, thậm chí chữa được nhiều loại bệnh nan y như lao phổi, hen suyễn, viêm xương…Chính vì vậy, yến sào là loại hàng hoá hiếm quý, đắt giá trên thị trường từ xưa đến nay.

Ở Hội An, một ông lão họ Trần tình cờ phát hiện ra tổ yến sau đó tổ chức khai thác và nộp thuế. Vì thế, các chúa Nguyễn (từ thế kỷ 17) đã cho lập “Đội Thanh Châu”, thực chất là giao cho dân làng Thanh Châu (Hội An) khai thác yến sào ở vùng đảo Cù lao Chàm và nộp thuế hàng năm cho nhà nước. Sau này, mở rộng vào các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa.

Khai thác yến sào ở đảo yến cù lao chàm phải leo lên các vách đá cheo leo, hiểm trở, bên dưới là mặt nước biển ăn sâu vào hang sâu, nếu sơ sẩy, người thợ khai thác khó an toàn tính mạng.

Ở Cù lao Chàm, chim yến thường làm tổ trong các hang ở Hòn Khô (mẹ), Hòn Lao, Hòn Tai…

Việc khai thác yến sào ở Hội An hiện nay do Đội Khai thác Yến, trực thuộc UBND Thị xã phụ trách. Mỗi năm, khai thác 2 kỳ (vào tháng 4 và tháng 8 dương lịch).

Tổ yến sau khi khai thác, mang về làm sạch bằng cách lấy dao nhọn hoặc nhíp nhặt hết lông, phân chim, rêu và bùn đất. Phải hàng hai chục công nhân làm trong vài ngày. Sau đó phân thành các hạng căn cứ theo kích thước màu sắc, khối lượng gồm: Yến huyết, yến thiên, yến quang, yến bài, yến địa, yến vụn. Giá yến bình quân 3.000USD/kg.
Xem Thêm Giếng Cổ Cù lao Chàm
Yến sào ngày xưa là một trong 16 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Hội An, giá trị của nó chỉ sau sừng tê giác. Tương truyền về nghề yến ở Cù lao Chàm như sau: Vợ chồng ông Trần Công Tiến đi câu bị bão đánh dạt ra đảo. Bị kẹt lại nhiều ngày, hết lương thực ông bèn bứt lấy tổ yến để ăn. Ăn xong thấy người khỏe hẳn ra. Sau khi thoát nạn ông đã tổ chức khai thác loại sản vật quý hiếm này.

Truyền thuyết kể như thế nhưng đội khai thác yến đầu tiên mới được thành lập vào năm 1806 dưới thời vua Gia Long do ông Hồ Văn Hòa làm quan chuyên quản. Ông này sau được triều Nguyễn sắc phong “Quản linh tam tỉnh yến hộ”. Hiện ở bãi Hương có miếu thờ ông Hồ Văn Hòa và lễ tổ nghề yến diễn ra hàng năm vào ngày 7 tháng 3. Theo anh Đinh Hồng Sơn- khai thác yến Cù lao Chàm- yến ở đây gồm có 4 loại: “Quang- thiên-bài- địa”. Yến làm tổ chủ yếu ở các hang: hang Khô, hang Tai, hang Tò Vò, hang Cả và hang Trăn. Trong đó hang Khô là hang lớn nhất.

culaochamtour.net hy vọng với thông tin về đảo yến cù lao chàm sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về yến nói chung và yến cù lao chàm nói riêng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *